Rau ngót là loại thực phẩm lành tính với nhiều dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có phải ai cũng có thể tiêu thụ loại thực phẩm này hàng ngày được không? Bệnh gút có ăn được rau ngót không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Các triệu chứng của bệnh gút là các cơn đau đột ngột, nghiêm trọng, sưng, đỏ và đau ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái.
Một cuộc tấn công của bệnh gút có thể xảy ra đột ngột, thường gây ra các cơn đau dữ dội vào nửa đêm. Khớp bị ảnh hưởng nóng, sưng và mềm đến mức dường như không thể chịu được sức nặng của tấm ga trải giường đè lên khớp.
Các triệu chứng cụ thể của bệnh này bao gồm:
– Đau khớp dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Các khớp thường bị ảnh hưởng khác bao gồm mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi nó bắt đầu.
– Cảm giác khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội nhất giảm bớt, một số khó chịu ở khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau đó có khả năng kéo dài hơn và tác động đến nhiều khớp hơn.
– Viêm và tấy đỏ: Các khớp trở nên sưng, mềm, ấm và đỏ.
– Khả năng vận động hạn chế: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không cử động được khớp bình thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urat tích tụ trong khớp, gây viêm và đau dữ dội khi bị gút tấn công. Các tinh thể urat có thể hình thành khi nồng độ axit uric cao trong máu. Cơ thể sẽ tạo ra axit uric khi nó phân hủy purin – chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể.

Purin cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan. Hải sản giàu purin bao gồm cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ. Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và đồ uống có đường trái cây (fructose) làm tăng nồng độ axit uric cao hơn.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi điều này xảy ra, axit uric có thể tích tụ, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn giống như kim trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Bệnh gút nên ăn loại thực phẩm nào?
Mặc dù ăn các loại thực phẩm cụ thể sẽ không đủ để làm cho bệnh gút biến mất, nhưng các nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm axit uric trong cơ thể bạn. Ví dụ:
– Sữa: Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng uống sữa tách kem có thể giúp giảm axit uric và các cơn bùng phát bệnh gút. Nó tăng tốc độ bài tiết axit uric trong nước tiểu và cũng làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với các tinh thể axit uric trong khớp.
– Anh đào: Anh đào có đặc tính chống viêm và chúng cũng có thể giúp giảm axit uric trong cơ thể.
– Cà phê: Cà phê có tính axit, nhưng loại axit trong cà phê rất khác với axit uric. Trên thực tế, uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nồng độ axit uric bằng nhiều cách. Nó làm chậm quá trình phân hủy purine thành axit uric và tăng tốc độ bài tiết.
– Nước: Những người uống từ 5 đến 8 ly nước mỗi ngày ít có khả năng gặp phải các triệu chứng bệnh gút. Điều này có ý nghĩa vì thận sử dụng nước để bài tiết axit uric trong nước tiểu. Nước cũng rất tốt cho sức khỏe của thận. Suy giảm chức năng thận là một yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh gút.
– Trái cây và rau quả: Hầu hết đều có hàm lượng purin thấp, nhưng ngay cả những loại cao hơn cũng không ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh gút.
– Các loại ngũ cốc (trừ yến mạch). Cơm, mì ống, bánh mì và ngũ cốc đều tốt cho bệnh gút (trừ yến mạch). Ngoài ra, chọn ngũ cốc nguyên hạt để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh gút có ăn được rau ngót không?
Rau ngót là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, cho nên nó đảm bảo an toàn đối với người bệnh gút. Trong rau ngót có hàm lượng lớn vitamin C nên sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, ngoài ra đây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các sụn khớp khỏi các gốc tự do.

Kali là chất tham gia vào hỗ trợ chức năng của thận để bài tiết độc tố, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh gút cấp xảy ra đột ngột. Trong 100g rau ngót có khoảng 450mg Kali nên nó hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động này một cách an toàn.
Bên cạnh đó, rau ngót chứa rất nhiều chất xơ nên vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa, ngoài ra nó cũng làm chậm hoạt động chuyển hóa đạm để ngăn ngừa sự xuất hiện của acid uric cho cơ thể. Cho nên có thể thấy rau ngót hoàn toàn an toàn cho người bệnh gút.
Lưu ý khi ăn rau ngót đối với người bệnh gút
Mặc dù rau ngót là loại thực phẩm an toàn cho người bệnh gút, nhưng nếu tiêu thụ sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Cho nên khi ăn rau ngót, người mắc bệnh gút nên lưu ý một số điều sau:
– Không nên ăn quá nhiều rau ngót, chỉ nên ăn khoảng 50g mỗi ngày
– Nếu bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu như khó ngủ, mất ngủ kéo dài thì không nên ăn rau ngót
– Bà bầu đang bị bệnh gút không nên ăn rau ngót
– Rau ngót chỉ có công dụng hỗ trợ cải thiện bệnh gút chứ không có công dụng đặc trị, cho nên người bệnh cần kết hợp uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
– Không nên nấu rau ngót cùng với những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao
– Bên cạnh rau ngót có thể bổ sung một số loại rau khác vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ kiểm soát bệnh gút như rau cải xanh, tía tô, súp lơ, cần tây, bắp cải, rau bina,…

Ăn rau ngót không đúng cách sẽ gây ra tình trạng gì?
Rau ngót sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu như chúng ta sử dụng nó không đúng cách.
Rau ngót có thể gây mất ngủ. Đối với những người thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ thì nên hạn chế ăn rau ngót. Hoặc có thể ăn nhưng cần phải nấu chín, không nên uống nước ép rau ngót tươi.
Một vài nghiên cứu cho thấy trong rau ngót có chứa một số thành phần khi đi vào cơ thể có thể tạo thành glucocorticoid. Loại chất này có tác dụng làm hạn chế khả năng tiêu thụ photpho cũng như canxi từ những thực phẩm khác của cơ thể. Hơn nữa, trong rau ngót cũng chưa tanin nên có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt và kẽm của cơ thể.
Rau ngót còn có chứa thành phần gây co bóp tử cung, nên với bà bầu sử dụng loại rau này thì có thể gây sảy thai. Cho nên trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng rau ngót.
Những tác dụng khác của rau ngót đối với sức khỏe
Bên cạnh việc an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh gút, rau ngót còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến như:
– Có lợi cho phụ nữ sau sinh: Đối với chị em sau sinh, ăn rau ngót sẽ có tác dụng giúp giảm sự tắc nghẽn của ống dẫn sữa. Ngoài ra nó cũng giúp bổ sung lại lượng tân dịch bị mất cùng với máu sau sinh nở.
– Giúp hạ nhiệt và đào thải độc tố: Dân gian truyền tai nhau về công dụng của rau ngót trong việc điều trị kịp thời các cơn sốt đột ngột, giải độc, thanh nhiệt và điều trị ho vô cùng hiệu quả.
– Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nhờ có papaverin nên rau ngót có công dụng làm giãn mạch và ngăn ngừa co thắt cơ trơn, từ đó mà khắc phục tình trạng huyết áp cao. Điều này hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát các biến chứng liên quan đến tim mạch.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào nên rau ngót cực kỳ có lợi đối với những người thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu hoặc táo bón.
– Giúp da khỏe mạnh, trắng sáng: Rau ngót chứa vitamin C và A nên nó có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da, ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời nó cũng gia tăng collagen và đẩy mạnh tốc độ làm lành các vết thương trên da.
– Cải thiện cân nặng: Vitamin C trong rau ngót tham gia vào quá trình trao đổi chất và vận chuyển năng lượng, cho nên sẽ có tác dụng đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hơn nữa, có nhiều chất xơ, nên nó sẽ khiến cho dạ dày có cảm giác no lâu, không còn những cơn thèm ăn từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tạm kết
Tóm lại, người bị bệnh gút có thể ăn được rau ngót, tuy nhiên cần ăn với một lượng vừa đủ. Đồng thời nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với sự kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có một sức khỏe tốt hơn.