Bột sắn dây là một trong những lựa chọn hàng đầu để giúp thanh nhiệt, giải độc vào những ngày hè nóng nực, oi bức, cơ thể khó chịu, thân nhiệt cao. Tuy nhiên, uống nhiều bột sắn dây có tốt không, uống bao nhiêu là đủ, điều này không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe
Bột sắn dây có tính hàn cùng nhiều dưỡng chất có lợi nên có tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe, cụ thể:
– Kiểm soát bệnh tiểu đường: Tinh bột sắn biến tính có thể có các đặc tính giúp giảm mức insulin, đồng thời giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất puerarin trong bột sắn dây cũng tác động làm hạn chế tình trạng phát triển của bệnh tiểu đường cũng như cải thiện các biến chứng do bệnh gây ra.
– Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Bột sắn dây không chứa chất béo bão hòa. Giảm chất béo bão hòa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu đã kết luận rằng việc giảm lượng chất béo bão hòa có thể liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ tim mạch.
– Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Bột sắn nổi tiếng là nhẹ nhàng cho dạ dày. Tiêu thụ bột sắn có thể giúp tiêu hóa rất nhiều so với bột được làm từ các loại hạt và ngũ cốc. Nó giống như một nguồn cung cấp calo thích hợp cho những người bị viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích vì nó có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
– Bổ sung sắt cho cơ thể: Bột sắn dây cũng chứa sắt , một khoáng chất thiết yếu mà chúng ta cần để giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
– Hỗ trợ chữa ngộ độc thực phẩm: Nhờ đặc tính thanh nhiệt và giải độc nên bột sắn dây được sử dụng cho người đang bị ngộ độc thực phẩm, nó có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
– Làm giảm tình trạng nghiện rượu: Nhiều nghiên cứu cho rằng, những người nghiện rượu nặng, nếu uống đều đặn bột này trong vòng một tuần sẽ có khả năng làm giảm cơn thèm rượu một cách đáng kể.
– Chữa cảm, sốt, nhức đầu: Nhờ tính hàng nên bột sắn dây có tác dụng hạ nhiệt rất tốt. Vì vậy với người có thân nhiệt cao, đang ốm sốt có thể uống để cải thiện tình trạng này. Hơn nữa, nó còn có giúp máu được tuần hoàn tốt hơn, điều hòa rối loạn máu, hạ huyết áp, giảm tình trạng rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp,…
Uống nhiều bột sắn dây có tốt không?
Mặc dù bột sắn dây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng chúng ta không nên lạm dụng sử dụng thực phẩm này quá nhiều. Vì khi tiêu thụ nhiều sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Hoặc đối với người có sức đề kháng yếu kém cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài, dễ bị đau bụng theo từng cơn.

Cho nên, mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nước bột sắn dây. Ngoài ra, không phải ngày nào cũng có thể uống, phải có thời gian ngắt quãng để dạ dày được nghỉ ngơi và còn thực hiện việc tiêu thụ các chất dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày.
Thời điểm thích hợp để uống bột sắn dây
Để bột sắn dây được hấp thụ tốt nhất và hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn, chúng ta cần lưu ý về thời điểm uống. Nên uống bột sắn dây vào thời điểm sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 1 – 2 tiếng. Vì lúc này, cơ thể đã nạp đủ năng lượng, cho nên khi tiêu thụ bột sẽ phát huy hiệu quả những công dụng tuyệt vời của nó.
Lưu ý không nên uống bột sắn dây vào sáng sớm hoặc khi bụng đang đói cồn cào, vì khi ấy trong máu lượng hoocmon tăng trưởng ở mức thấp nên sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bà bầu có uống bột sắn dây được không?
Bà bầu có thể uống bột sắn dây để giúp giải nhiệt độc cho cơ thể, tuy nhiên không nên lạm dụng để dùng hàng ngày. Đây có thể là nguyên nhân hình thành nên các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa chẳng hạn như khó tiêu, chán ăn, đi ngoài, táo bón, cản trở sự hấp thụ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi,…

Đặc biệt nếu dùng không đúng cách, bột sắn dây có thể tác động trực tiếp tới em bé khi xảy ra các tình trạng động thai, dễ sinh non, co thắt tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm. Vì thế bà bầu nên uống một cách hợp lý và phải đảm bảo uống bột sắn dây khi chín để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
– Không nên pha quá nhiều đường: Để đảm bảo các dưỡng chất của bột sắn dây được hấp thụ vào cơ thể một cách tự nhiên, bạn chỉ nên cho một chút đường khi pha. Hơn nữa, dùng quá nhiều đường cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
– Nên nấu chín thay vì pha bột sắn dây sống: Bột sắn dây có tính hàn cao nên nếu pha bột với nước nguội có thể làm lạnh bụng, gây ra các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,…Ngoài ra bột sắn dây có thể bị nhiễm khuẩn do được chế biến bằng phương pháp lọc thủ công, nên sẽ không thể loại bỏ được hết tạp chất gây bệnh.
– Không nên ướp hoa bưởi cùng với bột sắn dây: Nhiều người cho rằng khi ướp thêm hoa bưởi cùng bột sắn dây sẽ làm gia tăng hương vị và kích thích vị giác hơn. Thế nhưng hoa bưởi có thể giảm dược tính của bột một cách đáng kể. Cho nên thói quen uống như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cao.
– Không nên pha bột sắn dây với mật ong: Có nhiều tài liệu cho rằng bột sắn dây khi kết hợp với mật ong sẽ gây tử vong cho người dùng, vì hai thực phẩm này kỵ nhau. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng. Đối với cơ địa của người nào không ưa thì khi uống có thể sẽ gây đau bụng, khó chịu,…Vì thế, bạn cần thận trọng trước khi kết hợp hai loại sản phẩm này nhé.
Tạm kết
Vừa rồi là những thông tin về chủ đề “uống nhiều bột sắn dây có tốt không?”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng bột sắn dây. Bột sắn dây hoàn toàn có lợi cho sức khỏe nếu được dùng với một lượng vừa đủ, đồng thời nó sẽ phát huy tốt công dụng giải nhiệt cho cơ thể nếu được uống vào một thời điểm phù hợp.